Công ước khung về Biến đổi Khí hậu của LHQ (UN-FCCC, 1992)

Trước những hiểm họa và thách thức lớn về khí hậu đối với nhân loại, Liên hợp quốc với 2 cơ quan chuyên môn chính của mình là Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi đến nhất trí cần có một Công ước quốc tế về khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để tập trung nỗ lực chung của cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu. Sau một quá trình soạn thảo (tháng 02/1991-tháng 5/1992), Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UN-FCCC) đă được chấp nhận vào ngày 9/5/1992 tại Trụ sở của Liên hợp quốc ở New York. 

Tài liệu được chuyển  ngữ sang Tiếng Việt bởi Tổng cục Môi trường Việt Nam.
Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu: Tiếng Việt 
United Nations Framework Convention on Climate Change (UN-FCCC or FCCC): English Version


Các Bên tham gia công ước này:
Thừa nhận rằng sự thay đổi của khí hậu trái đất và những hiệu ứng nguy hại của nó là mối quan tâm chung của nhân loại.
Lo lắng rằng những hoạt động của con người đã và đang làm tăng thực sự nồng đồ các chất khí trong khí quyển, bằng những sự tăng ấy đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tính trung bình, điều đó sẽ dẫn tới sự nóng lên thềm của bề mặt và khí quyển trái đất và có thể ảnh hưởng có hại đến các hệ sinh thái tự nhiên của loài người.
Ghi nhận rằng phần lớn nhất phái thải cá khí nhà kính toàn cầu trong lịch sử và hiện tại bắt nguồn từ nước phát triển, rằng sự phát thải theo đầu người ở các nước đang phát triển còn tương đối thấp và rằng phần phát thải toàn cầu bắt nguồn từ các nước đang phát triển sẽ tăng đáp ứng các nhu cầu phát triển và xã hội của mình.
Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng trong các hệ sinh thái biển và đất liền của các bể hấp thụ và bể chứa các khí nhà kính.
Ghi nhận rằng có nhiều sự không chắc chắn trong các dự báo về thay đổi khí hậu đặc biệt đối với thời hạn, đại lượng và các sơ đồ khu vực của chúng.
Thừa nhận rằng tính chất toàn cầu của sự thay đổi khí hậu kêu gọi sự hợp tác rộng lớn nhất có thể được của tất cả các nước và sự tham gia của họ vào sự ứng phó quốc tế thích hợp và có hiệu quả, phù hợp với những trách nhiệm chung như có phân biệt và các khả năng tương ứng cùng các điều kiện kinh tế và xã hội của mỗi nước.
Nhắc lại những điều khoản thích hợp của tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường coả loài người, đã được thông qua ở Stốckhôm vào ngày 16 tháng 6 năm 1972.
Cũng nhắc lại rằng các quốc gia, phù hợp với Hiến chương của Loài người và những nguyên tắc của luật quốc tế, có chủ quyền khai thác những tài nguyên của mình theo các chính sách về môi trường và phát triển của mình và có trách nhiệm bảo đảm rằng các hoạt động trong phạm vi quyền tài phán hoặc kiểm soát của mình không gây ra tổn hại đối với môi trường của các nước khác hoặc các khu vực vượt quá giới hạn quyền tài phán quốc gia.
Khẳng định lại nguyên tắc chủ quyền của các quốc gia trong hợp tác quốc tế để đối phó với thay đổi khí hậu.
Nhận thức rằng các quốc gia phải ban hành luật môi trường có hiệu quả rằng các tiêu chuẩn về môi trường các mục tiêu quản lý và các ưu tiên cần phải phản ánh hoàn cảnh môi trường và phát triển của các điều đó áp dụng vào và rằng các tiêu chuẩn áp dụng bởi một số nước có thể là không thích hợp và gây phí tổn kinh tế và xã hội không xác đáng cho các nước khác, đặc biệt các nước đang phát triển.
Nhắc lại những điều khoản của Nghị quyết Ðại hội đồng 44/228 ngày 22 tháng 12 năm 1989 về Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển và các Nghị quyết 43/53 ngày 6-12-1988, 44/207 ngày 22-12-1989, 45/212 ngày 21-12-1990 và 46/169 ngày 19-12-1991 về bảo vệ khí hậu toàn cầu cho các thế hệ hiện nay và mau sau của nhân loại.
Cũng nhắc lại các điều khoản của Nghị quyết Ðại hội đồng 44/206 ngày 22-12-1989 về những ảnh hưởng nguy hại có thể có của mực nước biển các vùng thấp ven bờ và các điều khoản thích hợp của Nghị quyết Ðại hội đồng 44/172 ngày 19-12-1989 về việc thi hành kế hoạch hành động chống sa mạc hoá.
Nhắc lại nữa Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy kiệt tầng ôzôn, 1987 như đã được điều chỉnh và sửa đổi ngày 29-6-1990.
Ghi nhận Tuyên bố cấp bộ trưởng của Hội nghị về khí hậu thế giới lần thứ hai đã được thông qua ngày 7-11-1990.
Thấy rõ công tác phân tích có giá trị được tiến hành bởi nhiều quốc gia về thay đổi khí hậu và những đóng góp quan trọng của Tổ chức khí tượng thế giới, Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc và các cơ quan, các tổ chức và các Ban khác của hệ thống Liên Hợp Quốc, cũng như các Ban Liên chính phủ và các quốc tế khác đối với việc trao đổi các kết quả nghiên cứu khoa học và điều phối sự nghiên cứu.
Nhận thấy rằng các bước cần thiết để hiểu biết và đối phó với thay đổi khí hậu có hiệu quả nhất về kinh tế - xã hội và môi trường nếu chúng được dựa trên những xem xét kinh tế - kỹ thuật và khoa học thích hợp và được đánh giá lại một cách liên tục căn cứ vào những phát hiện kới trong các lính vực này.
Nhận thấy rằng các hành động khác nhau để đối phó với thay đổi khí hậu có thể tự chúng được biện minh về mặt kinh tế và cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề môi trường khác.
Cũng nhận thấy sự cần thiết của các nước phát triển có hành động trực tiếp theo một phương pháp mềm dẻo trên cơ sở những ưu tiên rõ ràng, như là một bước đầu tiên tiến tới những ưu tiên rõ ràng, như là một bước đầu tiến tới những chiến lược đối phó toàn diện ở các mức toàn cầu, quốc gia và nơi được thoả thuận ở các khu vực mà có tính đến tất cả các khí nhà kính, có xem xét hích đáng đến những đóng góp tương ứng của chúng vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính.
Nhận thấy nữa rằng các nước đất thấp và đảo nhỏ khác, các nước có ven bờ thấp các vùng khô cằn và nửa khô cằn hoặc các vùng dễ bị lụt, hạn và sa mạc hoá, và các nước đang phát triển với hệ sinh thái vùng núi mòng manh là đặc biệt bị những ảnh hưởng nguy hại của sự thay đổi khí hậu.
Nhận thấy những khó khăn đặc biệt của những nước nhất là các nước đang phát triển có các nền kinh tế đặc biệt phụ thuộc vào việc sản xuất, sử dụng và xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch, do hậu quả của hành động được tiến hành nhằm hạn chế sự phát thải khí nhà kính.
Khẳng định rằng những ứng phó đối với thay đổi khí hậu phải được phối hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội một cách tổng hợp nhằm tránh những tác động có hại cho sự phát triển này tính đến một cách đầy đủ những nhu cầu chính đáng cần được ưu tiên của các nước đang phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững và trừ tiệt nạn nghèo khổ.
Nhận thấy rằng tất cả các nước đang phát triển cần có quyền sử dụng tài nguyên cần thiết để đạt tới sự phát triển lâu bền về nền kinh tế và xã hội và để các nước đang phát triển tiến tới mục tiêu đó, việc tiêu thụ năng lượng của họ sẽ cần được tăng tính đến những khả năng đạt tới hiệu suất năng lượng lớn hơn và kiểm soát sự phát thải khí nhà kính nói chung, bao gồm thông qua việc áp dụng các công nghệ mới với những điều kiện làm cho việc áp dụng đó có lợi về kinh tế và xã hội.
Quyết tâm bảo vệ hệ thống khí hậu cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

ĐÃ ÐỒNG Ý NHƯ SAU:

Ðiều 1. Các định nghĩa 1
Nhằm những mục đích của Công ước này:
  1. "Những ảnh hưởng có hại của thay đổi khí hậu" nghĩa là những thay đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học do sự thay đổi khí hậu mà có những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồ hoặc sinh sản của các sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khoẻ và phúc lợi của con người.
  2. "Thay đổi khí hậu" nghĩa là thay đổi của khí hậu được quy cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được.
  3. "Hệ thống khí hậu" là tổng thể của khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyền và địa quyển và những tương lai của chúng.
  4. "Những sư phát thải" là sự thải ra các khí nhà kính và hoặc các tiền khí nhà kính vào khí quyển trên một khu vực và thời kỳ nhất định.
  5. "Các khí nhà kính" là những thành phần khí của khí quyển, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, mà hấp thụ và phát lại bức xạ hồng ngoại.
  6. "Tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực" là một tổ chức được lập ra với các quốc gia có chủ quyền của một khu vực nhất định mà có thẩm quyền về các vấn đề thuộc Công ước này hoặc Nghị định thư của nó và đã được uỷ quyền đầy đủ, phù hợp với các thủ tục nội bộ của nó để ký, phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc gia nhập vào các văn kiện có liên quan.
  7. "Bể chứa" là một hoặc các thành phần của hệ thống khí hậu tại đó một chất khí nhà kính hoặc một tiền khí nhà kính được tích trữ.
  8. "Bể hấp thụ" là bất kỳ quá trình, hoạt động hoặc cơ chế khử khí nhà kính, một sol hoặc một tiền khí nhà kính ra khỏi khí quyển.
  9. "Nguồn" là bất kỳ quá trình hoặc hoạt động thải ra một khí nhà kính, một sol khí hậu hoặc một tiền khí nhà kính vào khí quyển.

Ðiều 2. Mục tiêu
Mục tiêu cuối cùng của Công ước này và bất kỳ các văn bản pháp lý liên quan mà Hội nghị các Bên có thể thông qua là nhằm đạt được, phù hợp với những điều khoản thích hợp của công ước, sự ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức đó phải được đạt tới trong một khung thời gian đủ để cho phép hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm rằng việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế TIẾN TRIỂN MỘT CÁCH LÂU BỀN.

Ðiều 3. Các nguyên tắc
Trong các hành động của mình nhằm đạt tới mục tiêu của Công ước và thi hành các điều khoản của Công ước, ngoài những cái khác, các Bên sẽ tuân theo những nguyên tắc sau:
  1. Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng và phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và những khả năng của mỗi nước. Theo đó, các Bên nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng có hại của nó.
  2. Cần phải xem xét đầy đủ những nhu cầu riêng và những hoàn cảnh đặc thù của các Bên nước đang phát triển, nhất là những nước đặc biệt dễ bị những ảnh hưởng có hại của sự thay đổi khí hậu của các Bên nhất là các Bên nước đang phát triển sẽ phải gánh chịu gánh nặng bất thường hoặc không cân xứng theo Công ước.
  3. Các Bên phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa để đoán trước, ngăn ngừa hoặc làm giảm những nguyên nhân của đổi khí hậu và làm giảm nhẹ những ảnh hưởng có hại của nó, ở những nơi có các mối đe doạ bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc không thể đảo ngược, việc thiếu của sự chắc chắn đầy đủ về khoa học không được dùng làm lý do để trì hoãn những biện pháp ấy, lưu ý rằng các chính sách và biện pháp đối phó với thay đổi khí hậu phải là chi phí có hiệu quả để bảo đảm những lợi ích toàn cầu ở mức phí tổn thấp nhất có thể được. Ðể đạt được điều đó, những chính sách và biện pháp như vậy phải tính đến những tình huống kinh tế - xã hội khác nhau, phải toàn diện, bao trùm mọi nguồn, bể hấp thị và bể chứa các khí nhà kính, sự tích ứng và bao gồm mọi lĩnh vực kinh tế. Những nỗ lực đối phó với thay đổi khí hậu được thực hiện một cách hợp tác bởi các Bên quan tâm.
  4. Các Bên có quyền và phải đẩy mạnh sự phát triển lâu bền. Những chính sách và những biện pháp để bảo vệ hệ thống khí hậu chống lại sự thay đổi do con người hây nên phải thích hợp với những điều kiện riêng của mỗi Bên và phải thích hợp với những chương trình phát triển quốc gia, lưu ý rằng sự phát triển kinh tế là cốt yếu với việc chấp nhận những biện pháp đối phó với thay đổi khí hậu.
  5. Các Bên phải hợp tác để đẩy mạnh một hệ thống kinh tế quốc tế mở cửa và tương trợ, hệ thống này sẽ dẫn tới sự phát triển và tăng trường kinh tế lâu bền ở tất cả các Bên, đặc biệt các Bên nước đang phát triển, như vậy làm cho họ có thể đối phó tốt hơn với các vấn đề của sự thay đổi khí hậu. Các biện pháp dùng để chống lại sự thay đổi khí hậu, bao gồm các biện pháp đơn phương không được tạo thành một phương tiện phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc không chính đáng hoặc một sự hạn chế trá hình về thương mại quốc tế.

Ðiều 4. Những cam kết
  1. Tất cả các Bên, có tính đến những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và những ưu tiên, những mục tiêu và những hoàn cảnh của sự phát triển của khu vực và quốc gia riêng của mình, sẽ:
  1. Phát triển, cập nhật, công bố theo định kỳ và gửi cho Hội nghị của Bên phù hợp với Ðiều 12, các kiểm kê quốc gia về những phát thải từ nguồn do con người gây ra và sự trừ khử bởi các bể hấp thụ đối với tất cả các khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal, dùng những phương pháp so sánh đã được nhất trí bởi Hội nghị các Bên;
  2. Thiết lập, thi hành, công bố và cập nhật thường kỳ các chương trình quốc gia và khi thích hợp, các chương trình khu vực chứa đựng những biện pháp làm giảm nhẹ thay đổi khí hậu bằng cách đối phó với những phát thải từ các nguồn do con người gây ra và sự trừ khử bởi các bể hấp thụ đối với các khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định Montreal, và những biện pháp tạo điều kiện dễ àng cho sự thích ứng đầy đủ đối với thay đổi khí hậu.
  3. Ðẩy mạnh và hợp tác trong việc phát thải áp dụng và truyền bá, bao gồm chuyển giao công nghệ, thực hành và các quá trình kiểm tra, giảm bớt và ngăn ngừa sự phát thải do con người gây ra về các khí nhà kính không kiểm soát bởi Nghị định như Montreal trong mọi lĩnh vực thích hợp, bao gồm năng lượng, vận tài, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và lĩnh vực quản lý chất thải.
  4. Tăng cường quản lý lâu bền và tăng cường hợp tác trong việc bảo toàn và nâng cao khi thích hợp, các bể hấp thụ và bể chứ tất cả các khí nhà kính không được kiểm soát bởi nghị định thư Montreal, bao gồm sinh khởi, các rừng và đại dương cũng như các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
  5. Hợp tác trong việc chuẩn bị cho sự thích ứng đối với các tác động của thay đổi khí hậu phát triển và kiện toàn các kế hoạch tổng hợp và thích hợp cho quản lý vùng ven bờ, tài nguyên nước và nông nghiệp cho việc bảo vệ và phục hồi các khu vực, đặc biệt ở Châu Phi, bị ảnh hưởng bởi bạn và sa mạc hoá, cũng như lũ lụt.
  6. Tính đến nhưng xem xét về thay đổi khí hậu tới mức độ khả thi, trong các chính sách và hành động về môi trường à kinh tế, xã hội thích hợp của mình và dùng những phương pháp thích hợp, ví dụ như đánh giá tác động, được thiết lập và xác định về mặt quốc gia, nhằm làm giảm những ảnh hưởng có hại đến kinh tế, đến sức khoẻ của công chúng và đến chất lượng của môi trường, về các dự án hoặc biện pháp được thực hiện để giảm nhẹ hoặc thích ứng với thay đổi khí hậu.
  7. tăng cường và hợp tác trong nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và các mặt khác, quan trắc hệ thống và phát triển các lưu trữ số liệu liên quan tới hệ thống khí hậu và dùng cho việc nâng cao hơn nữa hiểu biết và giảm bớt hoặc loại trừ nữ sự không chắc chắn hiện còn về những nguyên nhân, ảnh hưởng tầm cỡ và thời gian của thay đổi khí hậu và những hậu quả kinh tế - xã hội của các chiến lược ững phó khác nhau;
  8. Ðẩy mạnh và hợp tác trong trao đổi nhanh chóng, công khai và đầy đủ thông tin khoa học, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế - xã hội và pháp lý thích hợp liên quan với hệ thống khí hậu thay đổi, liên quan với các hậu quả kinh tế - xã hội của các chiến lược ứng phó khác nhau.
  9. Tăng cường và hợp tác trong giáo dục, đào tạo và truyền bá đại chúng liên quan đến biến đổi kinh tế và khuyến khích sự tham gia rộng rãi nhất vào quá trình đó, bao gồm sự tham gia của các tổ chức chính phủ; và
  10. Thông báo cho Hội nghị các Bên có tư liệu liên quan tới việc thi hành, phù hợp với Ðiều 12.
  1. Các Bên nước phát triển và các Bên khác bao gồm trong Phụ lục 1 tự cam kết một cách đặc biệt theo như quy định sau đây:
  1. Mỗi nước trong các Bên này sẽ hấp nhận các chính sách(1) quốc gia và thực hiện các biện pháp tương ứng về giảm nhự sự thay đổi khí hậu, bằng cách giới hạn những phát thải các khí nhà kính do con người gây ra và bảo vệ, tăng cường các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính của mình. Những chính sách và biện pháp này sẽ chứng tỏ rằng các nước phát triển đang dẫn đầu trong việc làm thay đổi các xu thế dài hạn trong các phát thải do con người gây ra phù hợp với mục tiêu của Công ước, nhận thức rằng việc quay trở lại vào cuối thập kỷ này tới những mức trước đây của các phát thải do con người gây ra về điôxit cacbon và các khí nhà kính khác không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal sẽ góp phần cho sự làm thay đổi như vậy và tính đến những khác biệt trong các điểm xuất phát và các định hướng, các cấu trúc kinh tế và các cơ sở tài nguyên của các Bên này, nhu cầu duy trì sự tăng trưởng kinh tế lâu bền và mạnh mẽ, các công nghệ hiện có và các hoàn cảnh riêng khác, cũng như nhu cầu về những đóng góp công bằng và thích hợp bởi mỗi một trong các Bên này cho sự nổ lực toàn cầu đối với mục tiêu đó. Các Bên này có thể thi hành những chính sách và biện pháp như vậy một cách liên hợp cùng với các Bên khác và có thể giúp các Bên khác trong việc đóng góp để đạt tới mục tiêu của Công ước và đặc biệt của tiểu này.
  2. Nhằm đẩy mạnh tiến tới điều đó, mỗi một trong các Bên này sẽ thông báo, trong vòng sáu tháng kể từ khi bắt đầu có hiệu lực của Công ước đối với mình và thường kỳ sau đó, phù hợp với Ðiều 12, thông tin chi tiết về các chính sách và các biện pháp của mình nói tới trong tiểu mục (a) trên đây, cũng như về sự phát thải do con người gây ra, tổng hợp theo kế hoạch của mình bởi các nguồn và sự triệt tiêu bởi các bể hấp thụ các khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal đối với thời kỳ nói tới ở tiểu mục (a), với mục đích quay trở lại một cách riêng rẽ hoặc liên hợp tới các mức năm 1990 của mình trong các phát thải do con người gây ra về điôxit cácbon và các khí nhà kính khác không kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal. Thông tin này sẽ được xem xem xét bởi Hội nghị các Bên tại khoá họp đầu tiên và định kỳ tiếp theo, phù hợp với Ðiều 7.
  3. Những tính toán về sự phát thải bởi các nguồn và sự trừ khử bởi các bể hấp thụ các khí nhà nhà kính nhằm các mục đích của tiểu mục (b) nói trên phải tính đến kiến thức khoa học tốt nhất hiện có, bao gồm khả năng hiệu quả của các khí nhà kính đó đói với sự thay đổi khí hậu Hội nghị của các Bên sẽ xem xét và nhất trí về các phương pháp của các tính toàn đó tại đó khoa họp đầu tiên và duyệt lại chúng thường kỳ sau đó.
  4. Tại khoá họp đầu tiên Hội nghị các Bên sẽ duyệt lại, sự thích đáng của các tiểu mục (a) và (b) nói trên. Sự duyệt lại như vậy sẽ được thực hiện dưới ánh sáng của thông tin khoa học tốt nhất có được và đánh giá về thay đổi khí hậu và những tác động của nó, cũng như thông tin kỹ thuật, kinh tế - xã hội thích hợp. Dựa trên sự duyệt lại đó, Hội nghị các Bên sẽ thực hiện hành động thích hợp, có thể bao gồm việc chấp nhận những sửa dổi với các cam kết trong các tiểu mục (a) và (b) nói trên. Tại khoá họp đầu tiên, Hội nghị các bên cũng sẽ có những quyết định về các chỉ tiêu để cùng thực hiện như được định rõ trong tiểu mục (a) nói trên. Sự duyệt lại lần thứ hai của các tiểu mục (a) và (b) sẽ được tiến hành không muộn hơn 31-12-1998 và sau đó tại các khoảng thời gian đều đặn được xác định bởi Hội nghị các Bên, cho tới khi đạt được mục tiêu của Công ước;
  5. Mỗi một trong các Bên này sẽ:
  1. Phối hợp khi thích hợp với các Bên khác như vậy, các văn bản hành chính và kinh tế thích hợp được phát triển để đạt được mục tiêu của Công ước; và
  2. Nhận rõ và duyệt lại theo định kỳ các chính sách và các thực hành của mình mà khuyến khích các hoạt động dẫn tới những mức phát thải do con người gây ra về các khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal lớn hơn là nếu như không có các chính sách và các thực hành ấy.
  1. Hội nghị các Bên sẽ duyệt lại, không muồn hơn 3-12-1998 thông tin được nhằm có những quyết định đối với các sửa đổi như vậy đối với các danh sách trong các Phụ lục I và II khi chúng ta có thể là thích hợp với sự tán thành của Bên có liên quan;
  2. Mỗi Bên bất kỳ không bao gồm trong phụ lục I có thể trong văn bản phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc gia nhập của mình, hoặc vào bất kỳ thời gian nào sau đó, thông báo cho người lưu trữ rằng mình dự định được ràng buộc bởi các tiêu mục (a) và (b) nói trên, người lưu trức sẽ thông báo cho các người khác ký và các Bên về bất kỳ một thông báo nào như vậy.
  1. Các Bên nước phát triển và các Bên phát triển khác bao gồm trong Phụ lục II sẽ cung cấp các nguồn tài chính mới và bổ sung để đáp ứng toàn bộ chi phí đã nhất trí chịu bởi các Bên nước phát triển trong việc tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Ðiều 12, mục I. Họ cũng sẽ cung cấp các nguồn tài chính như vậy, bao gồm cho việc chuyển giao công nghệ, cần thiết bởi các Bên nước đang phát triển để đáp ứng toàn bộ những chi phí tăng thêm đã được nhất trí của việc thi hành các biện pháp được bao hàm vởi mục I của Ðiều này và được đồng ý giữa các Bên nước đang phát triển và thực thể hoặc các thực thể quốc tế được nói tới trong Ðiều II, phù hợp với Ðiều đó. Việc thi hành các cam kết này sẽ tính đến yêu cầu đối với sự thích đáng và khả năng dự đoán về nguồn các quỹ và tầm quan trọng của gánh nặng thích hợp chia sẻ giửa các Bên nước phát triển.
  2. Các bên nước phát triển và các Bên phát triển khác bao gồm trong Phụ lục II cũng sẽ giúp các Bên nước đang phát triển, đặc biệt nước dễ bị những ảnh hưởng nguy hại của thay đổi khí hậu trong việc đáp ứng các chi phí để thích hợp với các ảnh hưởng xấu đó.
  3. Các Bên nước phát triển và các Bên phát triển khác bao gồm Phụ lục II sẽ tiến hành mọi bước có thể thực hành được để đẩy mạng, làm thuận lợi và tài trợ, khi thích hợp, việc chuyển giao hoặc có được các công nghệ và kỹ xảo lành mạnh về môi trường cho các Bên khác, đặc biệt là các Bên nước đang phát triển, tạo khả năng cho họ có thể thực hiện các điều khoản của Công ước. Trong quá trình này các Bên nước phát triển sẽ hỗ trợ cho sự phát triển và nâng cao các khả năng và công nghệ địa phương của các Bên nước đang phát triển. Các Bên khác và các tổ chức có khả năng làm như vậy cũng có thể giúp trong việc làm dễ dàng việc chuyển giao những công nghệ như vậy.
  4. Trong việc thi hành các cam kết của mình theo mục 2 nói trên, một mức độ mềm dẻo nhất định được cho phép bởi Hội nghị các Bên đối với các Bên bao gồm trong Phụ lục I đang trải qua quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, để tăng cường khả năng của những Bên này đối phó với thay đổi khí hậu, bao gồm đối với mức trong lịch sử của những phát thải do con người gây ra về các khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal được chọn làm tham khảo.
  5. Mức độ mà các Bên nước đang phát triển sẽ thi hành có hiệu quả những cam kết của mình theo Công ước sẽ phụ thuộc vào việc thi hành có hiệu quả bởi các Bên nước phát triển trong các cam kết của mình theo Công ước liên quan tới các nguồn tài chính và chuyển giao công nghệ và sẽ tính đến đây đủ rằng sự phát triển kinh tế - xã hội và sự triệt tận gốc nạn nghèo khổ là những ưu tiên hàng đầu và trên hết của các Bên nước đang phát triển.
  6. Trong việc thi hành các cam kết trong Ðiều này, các Bên sẽ xem xét đầy đủ những hành động nào là cần thiết theo Công ước? Bao gồm những hành động liên quan tới việc tài trợ, bảo hiểm và chuyển giao công nghệ, để đáp ứng những yêu cầu và những quan tâm đặc biệt của các Bên nước đang phát triển nảy sinh từ những ảnh hưởng nguy hại của thay đổi khí hậu và hoặc tác động của việc thi hành các biện pháp ứng phó, đặc biệt đối với:
  1. Các nước đảo nhỏ;
  2. Các nước với vùng thấp ven bờ;
  3. Các nước với các vùng khô cằn và nửa khô cằn; các vùng rừng và các vùng dễ bị suy thoái rừng;
  4. Các nước với các vùng dễ bị thiên tai;
  5. Các nước với các vùng dễ bị hạn và sa mạc hoá;
  6. Các nước với các vùng dễ bị nhiễm bẩn khí quyển đô thị cao;
  7. Các nước với các vùng có hệ sinh thái mỏng bao gồm các hệ sinh thái miền núi;
  8. các nước có nền kinh tế phụ thuộc cao vào thu nhập phát sinh từ việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu và/hoặc vào việc tiêu thụ các nhiên liệu hoá thạch và các sản phẩm liên đới với năng lượng cao; và
  9. Các nước đóng kín trong đất liền và chuyển. Hơn nữa, Hội nghị các Bên có thể tiến hành các hành động khi thích hợp đối với mục này.
  1. Các bên sẽ tính đến đầy đủ những yêu cầu riêng và tình hình đặc thù của các nước kém phát triển nhất trong những hành động của mình đối với việc tài trợ và chuyển giao công nghệ.
  2. Các bên sẽ, phù hợp với Ðiều 10, trong việc thi hành các cam kết Công ước, xem xét tình hình của các Bên, đặc biệt các Bên nước đang phát triển với những nền kinh tế dễ chịu những ảnh hưởng nguy hại của việc thi hành các biện pháp nhằm ứng phó với thay đổi khí hậu. Ðiều này áp dụng đặc biệt đối với các Bên có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thu nhập nảy sinh từ việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu và/hoặc tiêu thụ các nhiên liệu hoá thạch và các sản phẩm liên đới với năng lượng cao và/hoặc việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch mà các Bên đó gặp những khó khăn nghiêm trọng trong việc chuyển sang các phương án thay thế.

Ðiều 5. Nghiên cứu và quan trắc có hệ thống
Trong việc thực hiện các cam kết của mình theo Ðiều 4, mục 1 (g) các Bên sẽ:
  1. ủng hộ và phát triển hơn nữa khi thích hợp, các chương trình liên Chính phủ và quốc tế và các mạng lưới hoặc các tổ chức nhằm định rõ thực hiện, đánh giá và tài trợ việc nghiên cứu, thu thập số liệu và quan trắc có hệ thống có tính đến yêu cầu làm giảm tối thiểu sự trùng lặp các nỗ lực.
  2. ủng hộ các nỗ lực liên chính phủ và quốc tế nhằm tăng cường quan trắc có hệ thống và các khả năng và năng lực nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển, và nhằm đầy mạnh việc có được và sự trao đổi các số liệu và từ đó các phân tích thu được từ những vùng ngoài giới hạn của quyền tài phán quốc gia; và
  3. Tính đến những quan tâm và nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển và hệ thống trong việc cải tiến những khả năng và năng lực nội địa để tham gia vào những nỗ lực được nói tới trong các tiểu mục (a) và (b) ở trên.

Ðiều 6. Giáo dục, đào tạo và nhân lực của công chúng
Trong việc thực hiện những cam kết cả mình theo Ðiều 4 mục 1 (i), Các Bên sẽ:
  1. Ðẩy mạnh và tạo điều kiện dễ dàng ở các mức quốc gia. Và khi thích hợp, mức tiểu khu vực và khu vực và phù hợp với các luật và các quy chế quốc gia, trong phạm vi khả năng tương ứng của mình:
  1. Sự phát triển và thi hành các chương trình về giáo dục và về nhận thức của công chúng đối với thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó;
  1. Công chúng có được thông tin về thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó;
  2. Sự tham gia của công chúng vào việc đối phó với thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó, phát triển các ứng phó thích đáng; và
  3. Ðào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý;
  1. Hợp tác và đẩy mạnh ở mức quốc tế và nơi thích hợp, sử dụng các ban hiện có;
(i) Phát triển và trao đổi tài liệu về giáo dục và về nhận thức của công chúng đối với thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó; và
(ii) Phát triển và thi hành các chương trình giáo dục và đào tạo, bao gồm tăng cường các cơ quan quốc gia và sự trao đổi hoặc biệt phái các cán bộ để đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực này, đặc biệt cho các nước đang phát triển.

Ðiều 7. Hội nghị các Bên
  1. Hội nghị các Bên được thiết lập theo Ðiều này.
  2. Hội nghị các Bên được coi như cơ quan tối cao của Công ước này, sẽ duy trì thường xuyên tổng quan việc thi hành Công ước và bất kỳ văn bản pháp lý nào liên quan mà Hội nghị các Bên có thể thông qua và trong sứ mệnh được giao phó của mình, sẽ có những quyết định cần thiết để đẩy mạnh việc thi hành có hiệu quả của Công ước. Ðể đạt mục đích này nó sẽ:
  1. Xem xét thường kỳ những nghĩa vụ của các Bên và các sắp xếp về tổ chức theo Công ước, dưới ánh sáng mục tiêu của Công ước, kinh nghiệm thu được trong việc thi hành Công ước và sự tiến triển của kiến thức về khoa học kỹ thuật;
  2. Ðẩy mạnh và tạo điều kiện dễ dàng trao đổi thông tin về các biện pháp được chấp thuận bởi các Bên để đối phó với thay đổi khí hậu và những hoàn cảnh trách nhiệm và năng lực khác nhau của các Bên và các cam kết tương ứng của các Bên theo Công ước.
  3. Tạo điều kiện dễ dàng, theo yêu cầu của hai hai nhiều Bên, cho việc điều phối các biện pháp được họ tán thành để đối phó với thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó, có tính đến những hoàn cảnh, trách nhiệm và năng lực khác nhau của các Bên và những cam kết tương ứng của họ theo Công ước.
  4. Ðẩy mạnh và hướng dẫn, phù hợp với mục tiêu và các điều khoản của Công ước, sự phát triển và sàng lọc thường kỳ các phương pháp so sánh được, đã được nhất trí bởi Hội nghị các Bên ngoài những điều khác nhằm chuẩn bị những kiểm kê các phát thải khí nhà kính từ các nguồn và sự triệt khử bởi các bể hấp thụ và nhằm đánh giá tính hiệu quả bởi các biện pháp nhằm hạn chế những sự phát thải và tăng cường sự triệt khử các khí đó;
  1. Ðánh giá trên cơ sở mọi thông tin nó có được phù hợp với những điều khoản và Công ước, việc thi hành Công ước bởi các Bên, những ảnh hưởng của toàn diện của những biện pháp thực hiện theo Công ước, đặc biệt những ảnh hưởng kinh tế - xã hội và môi trường cũng như những tác động tích luỹ của chúng và mức độ của sự tiến tới mục tiêu của Công ước đang đạt được.
  1. Xem xét và chấp thuận các báo cáo thường kỳ về việc thi hành Công ước và bảo đảm công bố chúng;
  2. Ðưa ra các kiến nghị về những vấn đề bất kỳ cần thiết cho việc thi hành Công ước;
  3. Tìm cách huy động các nguồn tài chính phù hợp với Ðiều 4 mục 3, 4 và 5 và Ðiều 11:
  4. Thiết lập các cơ quan bổ trợ khi cần thiết cho việc thi hành Công ước;
  5. Duyệt lại các báo cáo do các cơ quan bổ trợ nộp và cung cấp hướng dẫn cho các cơ quan đó;
  6. Ðồng ý và chấp thuận bằng nhất trí các quy tắc và thủ tục và các quy tắc chính cho chính minh và cho cơ quan bổ trợ bất kỳ;
  7. Tìm tòi và sử dụng khi nào thích hợp những dịch vụ và sự hợp tác và thông tin được cung cấp bởi các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và các cơ quan liên chính phủ và phi chính phủ, và
  8. Thực hiện những chức năng khác như được yêu cầu để đạt tới mục tiêu của Công ước cũng như tất cả các chức năng khác được giao cho nó theo Công ước.
  1. Tạ khoa họp đầu tiên, Hội nghị các Bên sẽ thông qua các quy tắc và thủ tục của mình cũng như những quy tắc và thủ tục của các cơ quan bổ trợ được thiết lập bởi Công ước, sẽ bao gồm các thủ tục đưa ra quyết định về các vấn đề chưa được bao hàm bởi các thủ tục như vậy có thể bao gồm các đa số được định rõ cần thiết cho việc thông qua các quyết định đặc biệt.
  2. Khoá đầu tiên của Hội nghị các Bên sẽ được triệu tập bởi Ban thư ký lâm thời được đề cập tới Ðiều 21 và sẽ diễn ra không muộn hơn một năm sau ngày có hiệu lực của Công ước. Sau đó, các khoá thường kỳ của Hội nghị các Bên sẽ được tổ chức hàng năm trừ khi có quyết định khác của Hội nghị ác Bên.
  3. Các khoá bất thường của Hội nghị các Bên sẽ được tổ chức vào những thời gian khác khi Hội nghị thấy cần thiết, hoặc theo văn bản yêu cầu của bất kỳ ên nào, miễn là trong vòng sáu tháng mà yêu cầu được Ban thư ký thông báo đến các Bên, nó được sự ủng hộ của ít nhất một phần ba các Bên.
  4. Liên Hợp Quốc, các cơ quan chuyên môn của nó và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, cũng như nước thành viên bất kỳ của nó hoặc các quan sát viên không phải cả một Bên của Công ước, có thể có đại diện tại các khoá họp của Hội nghị các Bên với tư cách là các quan sát viên.
Tổ chức hoặc các cơ quan bất kỳ, dù là quốc gia hay quốc tế, chính phủ hay phi chính phủ, có trình độ về tất cả các vấn đề bao hàm vởi Công ước, khi đã báo cáo cho Ban thư ký mong muốn của mình được có đại diện tại khoá họp của Hội nghị các Bên như là một quan sát viên, có thể được cho phép trừ khi ít nhất một phần ba các Bên có mặt phản đối. Việc cho phép và tham gia các quan sát viên sẽ tuân theo các quy tắc và thủ tục thông qua bởi các Hội nghị các Bên.

Ðiều 8. Ban thư ký
  1. Một Ban thư ký được thiết lập theo Ðiều này.
  2. Các chức năng của Ban thư ký sẽ là:
  1. Sắp xếp cho các khoá học của Hội nghị các Bên và các cơ quan bổ trợ của nó được thành lập theo Công ước và cung cấp các phục vụ cần thiết cho các khoá học đó;
  2. Tập hợp và chuyển các báo cáo đã được trình cho nó;
  3. Tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ các Bên, đặc biệt các Bên nước đang phát triển theo yêu cầu trong việc tập hợp và truyền thông tin cần thiết cho phù hợp với những điều khoản của Công ước.
  4. Chuẩn bị các báo cáo về những hoạt động của mình và trình bày chúng với Hội nghị các Bên;
  5. Bảo đảm sự phối hợp cần thiết với các Ban thư ký của các cơ quan quốc tế khác thích hợp;
  6. Theo điều chỉ dẫn tổng thể của Hội nghị các Ban, tiến hành những sắp xếp về hành chính và khế ước theo như yêu cầu để thực thi có hiệu quả các chức năng của mình; và
  7. Thực hiện các chức năng khác của Ban thư ký được định rõ trong Công ước và trong các Nghị định thư bất kỳ của nó và những chức năng khác có thể được xác định bởi Hội nghị các Bên.
  1. Hội nghị các Bên, tại khoá đầu tiên sẽ chỉ định một Ban thư ký thường trực và tiến hành các sắp xếp cho nó hoạt động.

Ðiều 9. Các cơ quan bổ trợ để cố vấn về khoa học và công nghệ
  1. Một cơ quan hỗ trợ để cố vấn về khoa học và công nghệ được thiết lập theo Ðiều này để cung cấp cho Hội nghị các Bên và khi kịp thời cho cho các cơ quan bổ trợ khác của nó, thông tin kịp thời và cố vấn về các vấn đề khoa học, và công nghệ liên quan đến Công ước. Cơ quan này sẽ được mở cho tất cả các Bên tham gia và sẽ có tính chất nhiều ngành. Nó sẽ bao gồm các đại diện chính phủ có thẩm quyền về lĩnh vực chuyên môn thích hợp. Nó sẽ báo cáo đều đặn cho Hội nghị các Bên về tất cả các phương tiện công tác của mình.
  2. Dưới sự chỉ đạo của Hội nghị về tình trạng hiểu biết khoa học liên quan tới thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng của nó.
(b) Chuẩn bị các đánh giá khoa học về những ảnh hưởng của các biện pháp thực hiện trong việc thi hành Công ước;
(c) Nhận biết các Công ước mới, có hiệu quả và có tính chất kỹ xảo và bí quyết sản xuất và cố vấn về các cách và phương tiện đẩy mạnh sự phát triển và/hoặc chuyển giao các công nghệ như vậy.
(d) Cung cấp cố vấn về các chương trình khoa học, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển liên quan với thay đổi khí hậu, cũng như về các cách và phương tiện giúp đỡ xây dựng khả năng nội sinh ở các nước đang phát triển; và
(c) Ðáp ứng với các vấn đề khoa học, kỹ thuật và phương pháp mà Hội nghị các Bên và các cơ quan bổ trợ của nó có thể đặt ra cho cơ quan.
  1. Chức năng và điều khoản tham khảo của cơ quan này có thể được kiện toàn thêm bởi Hội nghị các Bên.

Ðiều 10. Cơ quan bổ trợ cho việc thi hành
  1. Một cơ quan bổ trợ cho việc thi hành được thành lập theo Ðiều này sẽ giúp Hội nghị các Bên trong việc đánh giá và tổng quan việc thi hành có hiệu quả của Công ước. Cơ quan này sẽ được mở ngỏ cho tất cả các Bên tham gia bao gồm các đại diện chính phủ là những chuyên gia về các vấn đề liên quan với thay đổi khí hậu. Nó sẽ báo cáo đều đặn cho Hội nghị các Bên về tất cả các phương tiện công tác của mình.
  2. Theo hướng dẫn của Hội nghị các Bên, cơ quan này sẽ:
  1. Xem xét thông tin được thông báo phù hợp với Ðiều 12, mục 1, để đánh giá hiệu quả tổng hợp toàn diện của các bước thực hiện bởi các Bên dưới ánh sáng của những đánh gia khoa học mới nhất có liên quan tới thay đổi khí hậu;
  2. Xem xét thông tin được thông báo phù hợp với Ðiều 12, mục 2, để giúp Hội nghị các Bên thực hiện các xem xét lại theo các yêu cầu của Ðiều 4, mục 2 (d) và
  3. Giúp Hội nghị các Bên, khi thích hợp trong việc chuẩn bị và thi hành các quyết định của nó.

Ðiều 11. Cơ chế tài chính
  1. Một cơ chế báo cho điều khoản về các nguồn tài chính trên cơ sở cấp hoặc chuyển nhượng, bao gồm cho việc chuyển giao công nghệ, được định rõ theo điều khoản này. Nó sẽ hoạt động theo hướng dẫn của Hội nghị các Bên, các Bên sẽ quyết định về các chính sách, các ưu tiên trong chương trình và các tiêu chuẩn khả thi liên quan đến Công ước này. Hoạt động của nó sẽ được giao phó cho một hoặc nhiều thực thể quốc tế đang tồn tại.
  2. Cơ quan tài chính sẽ có sự đại diện công bằng và cân đối của tất cả các Bên trong một hệ thống quản trị minh bạch.
  3. Hội nghị các Bên và một hay nhiều thực thể được giao phó việc điều hành cơ chế tài chính và sẽ đồng ý về các sắp xếp cho các mục tiêu có hiệu quả, sẽ bao gồm những điều sau đây:
  1. Các thể thức bảo đảm rằng các dự án được tài trợ để đối phó với thay đổi khí hậu là phù hợp với các chính sách. Các ưu tiên về chương trình và các tiêu chuẩn khả thi được thiết lập bởi Hội nghị các Bên.
  2. Các thể thức theo đó một quyết định tài trợ đặc biệt có thể được xem xét lại dưới ánh sáng của các chính sách, các ưu tiên về chương trình và các tiêu chuẩn khả thi đó.
  3. Sự cung cấp bởi một hoặc nhiều thực thể về các hoạt động tài trợ của nó, thống nhất với yêu cầu về trách nhiệm được đặt ra trong mục I ở trên; và
  4. Việc xác định một phương thức nhận biết được và dự đoán được về số tiền tài trợ cần thiết và có được co việc thi hành Công ước và những điều kiện theo đó số tiền sẽ được duyệt lại định kỳ.
  1. Hội nghị các Bên sẽ có những thu xếp để thi hành các điều khoản nói trên tại khoa họp đầu tiên của nó, duyệt lại và lưu ý tới những sắp xếp tạm thời được nói tới trong Ðiều 21, mục 3 và sẽ định liệu các sắp xếp tạm thời có được duy trì hay không. Trong vòng bốn năm sau đó, Hội nghị các Bên sẽ duyệt lại cơ chế tài chính và thực hiện những biện pháp thích hợp.
  2. Các Bên nước phát triển có thể cung cấp và các Bên nước đang phát triển sử dụng các nguồn tài chính liên quan đến việc thi hành Công ước thông qua các kênh song phương, khu vực và đa phương khác.

Ðiều 12. Truyền đạt thông tin liên quan với việc thi hành
  1. Phù hợp với Ðiều 4, mục 1, mỗi Bên sẽ truyền đạt tới Hội nghị các Bên qua Ban thư ký các yêu tố thông tin sau đây:
  1. Kiểm kê quốc gia về những phát thải do con người gây ra bởi các nguồn và sự triệt khử bởi các bể hấp thụ mọi khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal tới mức khả năng cho phép, sử dụng các phương pháp có thể so sánh đã được tăng cường và nhất trí bởi Hội nghị các Bên.
  2. Môn tả tổng quán về các bước đã được tiến hành hoặc được dự kiến bởi Bên thi hành Công ước; và
  3. Thông tin khác bất kỳ mà các Bên đó coi là thích hợp cho việc đạt tới mục tiêu của Công ước và thích hợp để đưa vào truyền đạt, bao gồm, nếu có thể được, tài liệu thích hợp cho các tính toán về những khuynh hướng phát thải toàn cầu.
  1. Mỗi Bên nước phát triển và mỗi Bên khác bao gồm trong phụ lục I sẽ dựa vào trong thông báo của ình các yếu tố thông tin sau:
  1. Mô tả chi tiết về các chính sách và biện pháp ên đó đã thông qua để thi hành cam kết của mình theo Ðiều 4, các mục 2 (a) và 2 (b); và
  2. Mỗi đánh giá riêng về các ảnh hưởng mà các chính sách và biện pháp được nói tới ở tiểu mục (a) nói ngay ở trên sẽ gây ra những phát thải nhân tạo từ các nguồn và sự trừ khử bởi các bể hấp thụ của mình đối với các khí nhà kính trong thời kỳ nói tới trong Ðiều 4, mục 2 (a).
  1. Ngoài ra, mỗi Bên nước phát triển và mỗi Bên khác bao gồm trong Phụ lục II sẽ đưa ra các chi tiết các biện pháp thực hiện phù hợp với Ðiều 4, mục 3, 4 và 5.
  2. Các Bên nước đang phát triển có thể trên cơ sở tự nguyện, đề xuất những dự án để tài trợ, bao gồm các công nghệ, vật liệu, thiết bị, kỹ thuật hoặc các thực hành đặc biệt cần thiết để thi hành những dự án ấy, nếu có thể được, cùng với một ước tính các chi phí gia tăng của việc giảm bớt phát thải và những gia tăng của việc trừ khử các khí nhà kính cũng như một ước tính có lợi ích kèm theo.
  3. Mỗi Bên nước phát triển khác bao gồm trong Phụ lục I sẽ đưa ra thông báo ban dầu trong vòng sáu tháng kể từ khi bắt đầu có hiệu lực của Công ước đối với Bên đó. Mỗi Bên không trong danh sách đó sẽ đưa ra thông báo ban đầu trong vòng va năm kể từ khi bắt đầu có hiệu lực của Công ước đói với Bên đó, hoặc có hiệu lực của các nguồn tài chính phù hợp với Ðiều 4, mục 3. Các Ben thuộc các nước kém phát triển nhất có thể đưa ra thông báo ban đầu của mình tuỳ ý mình. Tần suất của các thông báo tiếp theo bởi tất cả các Bên sẽ được xác định bởi Hội nghị các Bên, lưu ý đến thời gian biểu có phân biệt đặt ra trong mục này.
  4. Thông tin được thông báo bởi các Bên theo Ðiều này sẽ được truyền bởi Ban thư ký sớm nhất theo khả năng có thể được đến Hội nghị các Bên và tới các cơ quan bổ trợ bất kỳ liên quan. Nếu cần thiết các thủ tục cho việc thông tin có thể được xem thêm bởi Hội nghị các Bên.
  5. Từ khoa họp đầu tiên, Hội nghị các Bên sẽ thu xếp cho điều khoản đối với các Bên nước phát triển về giúp đỡ tài chính và kỹ thuật theo yêu cầu, trong việc tập hợp và thông báo thông tin theo Ðiều này, cũng như trong việc nhận rõ những yêu cầu kỹ thuật và Tài chính liên quan tới các dự án được đề xuất và các biện pháp ứng phó theo Ðiều 4. Sự giúp đỡ như vậy có thể được cung cấp bởi các Bên khác, bởi các tố r chức quốc tế có thẩm quyền bởi Ban thư ký, khi thích hợp.
  6. Các nhóm các Bên bất kỳ có thể tuân theo những đường lỗi chỉ đạo được thông qua bởi Hội nghị các Bên và theo thông báo về việc hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo Ðiều này, miễn là thông báo ấy bao gồm thông tin về sự hoàn thành bởi mỗi một trong các Bên đó về các nghĩa vụ của riêng mình theo Công ước.
  7. Thông tin nhận được bởi Ban thư ký mà được một Bên coi là bí mật, phù hợp với các tiêu chuẩn được thiết lập bởi Hội nghị các Bên, sẽ được Ban thư ký tập hợp để bảo vệ tính bí mật trước khi được đưa ra cho bất kỳ các cơ quan nào tham dự vào việc truyền thông và duyệt lại thông tin.
  8. Tuân theo mục 9 ở trên và không có thành kiến gì đối với khả năng của bất kỳ Bên nào về việc công bố thông báo của mình vào bất cứ lúc nào, Ban thư ký sẽ công bố các thông báo của các Bên theo Ðiều này đồng thời với lúc chúng được đệ trình cho Hội nghị các Bên.

Ðiều 13. Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thi hành
Tại khoa họp đầu tiên, Hội nghị các Bên sẽ xem xét việc thiết lập mỗi một quá trình tư vấn đa phương có được cho các Bên theo yêu cầu của họ, để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thi hành CÔNG ƯỚC.

Ðiều 14. Giải pháp và các bất đồng
  1. Trong trường hợp có sự bất đồng giữa hai hoặc nhiều Bên bất kỳ liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước. Các Bên liên quan sẽ tìm kiếm một giải pháp về bất đồng thông qua thương lượng hoặc các biện pháp hoà bình khác bất kỳ theo sự lựa chọn của mình.
  2. Khi phê chuẩn, chấp thuận phê duyệt hoặc gia nhập Công ước, hoặc vào thời gian bất kỳ sau đó, một Bên không phải là một tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực có thể tuyên bố trong một văn bản đệ trình lên người lưu trữ rằng: đối với bất đồng bất kỳ liên quan với việc giải thích hoặc áp dụng Công ước, Bên đó công nhận một cách bắt buộc tự bản thân nó và không có sự thoả thuận đặc biệt liên quan với Bên bất kỳ và chấp thuận cùng giao ước đó.
  1. Phân xử của trọng tài theo các thủ tục được thông qua bởi Hội nghị các Bên ngay khi có thể thực hành được, trong một phụ lục về trọng tài.
  2. Một bên là một tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực có thể đưa ra tuyên bố với hiệu quả tương tự liên quan với trọng tài phân xử phù hợp với các thủ tục nói tới trong tiểu mục (b) trên đây.
  1. Một tuyên bố đưa ra theo điều mục 2 ở trên sẽ còn có hiệu lực cho tới khi hết hạn phù hợp với các điều khoản của nó hoặc cho tới ba tháng sau khi thông báo bằng văn bản về việc huỷ bỏ nó đã được lưu chiểu tại người lưu trữ.
  2. Một tuyên bố mới, một thông báo về việc huỷ bỏ hoặc hết hạn của một tuyên bố sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc kiện tụng trong thời gian trước khi có toà án quốc tế hoặc toà án trọng tài, trừ khi các Bên bất đồng nhất trí theo cách khác.
  3. Tuỳ theo tác dụng của mục 2 ở trên, nếu sau mười hai tháng tiếp theo thông báo bởi một Bên tới một Bên khác rằng một sự bất đồng tồn tại giữa họ, các Bên liên qua đã không có khả năng dàn xếp bất đồng của họ thông qua các phương tiện đã nói tới trong mục 1 ở trên, bất đồng ấy sẽ được đệ trình lên để hoà giải theo yêu cầu của các Bên bất kỳ có bất đồng.
  4. Một Uỷ ban hoà giải sẽ được lập nên theo yêu cầu của một trong các Bên bất đồng. Uỷ ban sẽ bao gồm một số thành viên ngang nhau được chỉ định bởi mỗi Bên liên quan và một chủ tịch cũng được chọn bởi các thành viên do mỗi Bên chỉ định. Uỷ ban sẽ đưa ra một giải pháp có tính kiến nghị để các Bên sẽ xem xét một cách có thiện chí.
  5. Các thủ tục bổ sung liên quan việc hoà giải sẽ được thông qua bởi Hội nghị các Bên, ngay khi có khả năng thực hiện được, trong một phụ lực về hoà giải.
  6. Các điều khoản của Ðiều này sẽ được áp dụng cho bất kỳ văn bản pháp lý liên quan nào mà Hội nghị các Bên có thể thông qua, trừ khi văn bản trình bày một cách khác.

Ðiều 15. Các sửa đổi công ước
  1. Một bên bất kỳ có thể đề xuất những sửa đổi đối với Công ước.
  2. Những sửa đổi đối với Công ước sẽ thông qua tại khoa họp thường lệ của Hội nghị các Bên. văn bản của sửa đổi bất kỳ đối với Công ước sẽ được thông báo tới các Bên bởi Ban thư ký ít nhất 6 tháng trước cuộc họp, tại đó dự kiến sẽ thông qua. Ban thư ký cũng sẽ thông báo các đề nghị sửa đổi đến các Bên ký Công ước và thông báo cho người lưu chiểu biết.
  3. Các Bên sẽ hết sức cố gắng đạt tới thoả thuận về đề nghị sửa đổi bất kỳ đối với Công ước bằng sự nhất trí. Nếu mọi nỗ lực đi đến nhất trí đã kiệt và hông đạt tới sự thoả thuận, cách cuối cùng là thoả thuận sẽ được thông qua bởi đa số ba phần tư phiếu của các Bên có mặt và bỏ phiếu tại cuộc họp. Sửa đổi được thông báo sẽ được Ban thư ký thông báo tới người lưu trữ là người sẽ chuyển tới tất cả các Bên để họ chấp thuận.
  4. Các văn bản chấp thuận đối với một sửa đổi sẽ được lưu chiểu tại người lưu trữ. Một sửa đổi thông báo theo mục 3 nói trên sẽ có hiệu lực cho các Bên chấp thuận nó vào ngày thứ chín mươi sau ngày người lưu chiểu nhận được một văn bản chấp thuận bởi ít nhất ba phần tư các Bên của Công ước.
  5. Sự sửa đổi sẽ có hiệu lực cho Bên bất kỳ nào khác vào ngày thứ chín mươi sau ngày của Bên đó gửi tới người lưu chiểu văn bản chấp thuận của mình về sửa đổi ấy.
  6. Ðối với những mục đích của Ðiều này, "Các Bên có mặt bỏ phiếu" là các Bên có mặt và bỏ phiếu khẳng định hay phủ định.

Ðiều 16. Thông báo và sửa đổi các phụ lục của Công ước
  1. Các phụ lục của Công ước sẽ lập thành một phần cấu thành của nó và trừ khi có giải trình khác, khi nói tới Công ước đồng thời cũng là nói tới các phụ lục bất kỳ của nó. Không thiệt hại gì cho các khoản mục của Ðiều 14, mục 2 (b) và 7, những phụ lục như thế sẽ được giới hạn ở các danh sách, các mẫu bất kỳ tài liệu nào khác có tính chất mô tả, tức là có tính chất khoa học, kỹ thuật, thủ tục hoặc hành chính.
  2. Các phụ lục của Công ước sẽ được đề xuất và thông qua phù hợp với thủ tục đặt ra ở Ðiều 15, mục 2, 3 và 4.
  3. Một phụ lục đã được thông qua phù hợp với mục 2 nói trên sẽ có hiệu lực cho tất cả các Bên của Công ước sáu tháng sau ngày mà người lưu chiểu thông báo cho các bên đó về việc thông qua phụ lục, trừ các Bên đã thông báo cho ban lưu chiểu bằng văn bản trong thời gian đó về việc họ không chấp thuận phụ lục ấy. Phụ lục sẽ có hiệu lực cho các bên rút thông báo của họ về việc không chấp thuận vào ngày thứ chín mươi sau ngày người lưu chiểu nhận được sự rút lui thông báo như vậy.
  4. Việc đề xuất, thông qua và có hiệu lực của các sửa đổi đối với các phụ lục của Công ước sẽ tuân thủ theo cùng thủ tục như đối với việc đề xuất, thông qua và có hiệu lực của các phụ lục đối với Công ước phù hợp với mục 2 và 3 nói trên.
  5. Nếu việc thông qua một phụ lục hoặc một sửa đổi đối với phụ lục bao hàm sự sửa đổi đối với Công ước. Một phụ lục hoặc sửa đổi đối với phụ lục sẽ không có hiệu lực cho tới khi sửa đổi đối với Công ước có hiệu lực.

Ðiều 17. Các nghị định thư
  1. Hội nghị các Bên có thể, tại khoá họp thường lệ bất kỳ, thông qua các Nghị định thư đối với Công ước.
  2. Văn bản của bất kỳ Nghị định thư được đề nghị nào sẽ thông báo đến các Bên bởi Ban thư ký ít nhất sáu tháng trước khoá họp đó.
  3. Những yêu cầu cho việc có hiệu lực của Nghị định thư bất kỳ sẽ được thiết lập bởi văn bản đó.
  4. Chỉ các Bên của Công ước có thể là các Bên của Nghị định thư.
  5. Những quyết định theo Nghị định thư bất kỳ sẽ được thực hiện chỉ bởi các Bên của Nghị định thư liên quan.

Ðiều 18. Quyền bỏ phiếu
  1. Mỗi Bên của Công ước sẽ có một phiếu, trừ khi nói đến trong Ðiều 2 dưới đây:
  2. Các tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực, trong các vấn đề nằm trong phạm vi thẩm quyền của mình, sẽ thực hiện quyền bỏ phiếu của mình với một số phiếu bằng số quốc gia thành viên của mình là các Bên của Công ước. Một tổ chức như vậy sẽ không thực hiện quyền bỏ phiếu của mình nếu các nước thành viên bất kỳ của nó thực hiện quyền của mình và ngược lại.

Ðiều 19. Người lưu trữ
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ là người lưu trữ của Công ước và các Nghị định thư được thông qua Ðiều 17.

Ðiều 20. Ký
Công ước này sẽ được mở để cá quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc hoặc của cơ quan chuyên môn bất kỳ của nó hoặc các Bên của đạo luật của Toà án quốc tế và các tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực ký tại Riô đơ Giannêrô, trong thời gian Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển và sau đó tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Niu Yoóc từ 20 tháng 6 NĂM 1992 ÐẾN 19 THÁNG 6 NĂM 1993.

Ðiều 21. Những sắp xếp tạm thời
  1. Các chức năng của Ban thư ký nói tới trong điều 8 sẽ được thực hiện trên cơ sở lầm thời bởi Ban thư ký do Ðại hội đồng Liên Hợp Quốc thành lập theo Nghị quyết 45/212 ngày 21 tháng 12 năm 1990, cho tới khi hoàn thành khoá họp đầu tiên của Hội nghị các Bên.
  2. Người đứng đầu Ban thư ký lâm thời nói tới trong mục 1 ở trên sẽ hợp tác chặt chẽ với ban Liên minh chính phủ về thay đổi khí hậu để bảo đảm rằng Ban này có thể đáp ứng yêu cầu về cố vấn khoa học và kỹ thuật khách quan. Các cơ quan khao học thích hợp khác cũng có thể được hỏi ý kiến tư vấn.
  3. Quỹ môi trường toàn cầu của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc và ngân hàng quốc tế cho Tái thiết và phát triển sẽ là thực thể quốc tế được giao phó việc điều hành cơ chế tài chính nói tới trong Ðiều 11 trên cơ sở lâm thời. Về phương diện này, quỹ môi trường toàn cầu sẽ phải được cấu trúc lại một cách thích hợp và hội viên được phổ cập để nó có khả năng hoàn thành các yêu cầu của Ðiều 11.

Ðiều 22. Phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập
  1. Công ước sẽ được phê chuẩn, phê duyệt chấp thuận hoặc gia nhập bởi các quốc gia và bởi các tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực. Nó sẽ được để ngỏ cho gia nhập từ ngày sau của ngày Công ước thôi cho ký. Các văn bản phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập sẽ được lưu trữ bởi người lưu trữ.
  2. Tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực bất kỳ khi trở thành một Bên của Công ước mà không có quốc gia thành viên nào của nó là một Bên của Công ước sẽ bị ràng buộc bởi tất cả các nghĩa vụ theo Công ước. Trong trường hợp những tổ chức như vậy, một hoặc nhiều quốc gia thành viên của nó là một Bên của Công ước, tổ chức đó và cá quốc gia thành viên của nó sẽ quyết định về các trách nhiệm tương ứng của họ trong việc thi hành các nghĩa vụ của mình theo Công ước. Trong những trường hợp như vậy, tổ chức đó và cá quốc gia thành viên sẽ không có quyền thực hiện các quyền theo Công ước một cách đồng thời.
  3. Trong các văn bản phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập của mình, các tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực sẽ tuyên bố mức độ thẩm quyền của họ đối với các vấn đề bao trùm bởi Công ước. Các tổ chức này sẽ cùng báo cho người lưu trữ, người này về phía mình cũng sẽ thông báo cho các Bên về sửa đổi thực sự bất kỳ trong phạm vi thẩm quyền của họ.

Ðiều 23. Bắt đầu có hiệu lực
  1. Công ước sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ chín mươi sau ngày lưu trữ văn bản thứ năm mươi phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập.
  2. Ðối với mỗi quốc gia hoặc tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập.
  3. Ðối với mỗi quốc gia hoặc tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực phê chuẩn, phê duyệt hoặc chấp thuận Công ước hoặc gia nhập nó sau khi lưu trữ văn bản thứ năm mươi phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập. Công ước sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ chín mươi sau ngày quốc gia đó hoặc tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực gửi lưu trữ văn bản của mình phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập.
  4. Ðối với những mục đích của các mục 1 và 2 nói trên, văn bản bất kỳ được gửi lưu trữ bởi một tổ chức tổng hợp kinh tế khu vực sẽ không được tính thêm vào những văn bản lưu trữ bởi các quốc gia thành viên của tổ chức.

Ðiều 24. Các bảo lưu
  1. Vào bất cứ lúc nào sau ba năm từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực cho một Bên, Bên đó có thể rút khỏi Công ước bằng không báo văn bản cho người lưu trữ.
  2. Bất kỳ sự rút khỏi nào như vậy sẽ có hiệu lực sau một năm tính từ ngày người lưu trữ nhận được thông báo rút khỏi hoặc vào ngày sau đó như có thể được định rõ trong thông báo rút khỏi.
  3. Bên nào rút khỏi Công ước sẽ được coi như đã rút khỏi bất kỳ Nghị định thư nào mà nó là một Bên tham gia.

Ðiều 26. Các văn bản gốc
Bản gốc Công ước này, các văn bản bằng tiếng ả rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha đều là văn bản gốc như nhau sẽ được lưu trữ do ông Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Những người được uỷ quyền đầy đủ đã chứng kiến và ký Công ước này dưới đây.
Làm tại Niu Yoóc ngày mồng chín tháng năm năm một nghìn CHÍN TRĂM CHÍN MƯƠI HAI.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục I
Ôxtơrâylia
áo
Bêlarút1
Bỉ
Bungari1
Canada
Séc và Slôvakia1
Ðan Mạch
Cộng đồng Châu Âu
Etxtônia1
Phần Lan
Pháp
Ðức
Hy Lạp
Hungari1
Ai-xơ-len
Ai-rơ-len
I-ta-lia
---------
1. Các nước đang quá trình chuyển sang kinh tế thị trường.


Nhật
Lát-via1
Li-tuyannia1
Luých-xăm-bua
Hà Lan
Niu Dilơn
Nauy
Balan1
Bồ đào Nha
Rumani1
Liên Bang Nga1
Tây Ban Nha
Thuỵ Ðiển
Thuỵ Sĩ
Thổ Nhĩ Kỳ
Ucơraina1
Vương Quốc Anh và Bắc Airơlen


Phụ lục II
Ôxtơrâylia
áo
Bỉ
Canada
Ðan Mạch
---------
1. Các nước đang quá trình chuyển sang kinh tế thị trường.


Cộng đồng Châu Âu
Phần Lan
Pháp
Ðức
Hy Lạp
Aixơlen
Airơlen
Italia
Nhật
Luých xăm bua
Hà Lan
Niu Di Lơn
Nauy
Bồ Ðào Nha
Tây Ban Nha
Thuỵ Ðiển
Thuỵ Sĩ
Thổ Nhĩ Kỳ
Vương Quốc ANh và Bắc Airơlen
Hoa Kỳ


No comments:

Post a Comment